Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Giới thiệu đôi nét về Cao Lanh (Kaolin)

Giới thiệu đôi nét về Cao Lanh (Kaolin)

Hóa chất cao lanh
  • Công thức :
  • Xuất xứ : Việt Nam
  • Quy cách : Bao 30 kg, 40 kg
  •  

    Giới thiệu đôi nét về Cao Lanh (Kaolin)

     Hóa chất cao lanh

    Hóa chất cao lanh Kaolin được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như : công nghiệp gốm sứ, giấy, sơn, cao su, sợi thuỷ tinh, chất dẻo, vật liệu xây dựng, gạch chịu lửa, làm xúc tác cho công nghệ lọc dầu… Nhờ có khả năng hấp thụ đặc biệt không chỉ các chất béo, chất đạm mà còn có khả năng hấp thụ cả các loại vi rút và vi khuẩn, vì vậy hóa chất cao lanh kaolin được ứng dụng cả trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, mỹ phẩm…

      Khai Thác Hóa Chất Cao Lanh

    Ứng dụng của  Cao Lanh (Kaolin)

    – Ứng dụng của hóa chất cao lanh trong công nghiệp sản xuất giấy, mực in : trong công nghiệp giấy,mực in, kaolin được sử dụng làm chất độn tạo cho giấy, mực in để tạo mặt nhẵn hơn, tăng độ kín, giảm độ thấu quang và làm tăng độ ngấm mực in tới mức tốt nhất.

     – Ứng dụng của hóa chất cao lanh trong công nghiệp sản xuất đồ gốm : công nghiệp sản xuất sứ, gốm sứ dân dụng, sứ mỹ nghệ, sứ cách điện, dụng cụ thí nghiệm, gốm sứ vệ sinh, v.v…đều sử dụng chất liệu chính là hóa chất cao lanh kaolin; chất liệu kết dính là sét chịu lửa dẻo

     – Ứng dụng của hóa chất cao lanh trong sản xuất vật liệu chịu lửa : trong ngành sản xuất vật liệu chịu lửa, người ta dùng hóa chất cao lanh kaolin để sản xuất gạch chịu lửa, gạch nửa axit và các đồ chịu lửa khác. Trong ngành luyện kim đen, gạch chịu lửa làm bằng kaolin chủ yếu được dùng để lót lò cao, …

     – Ứng dụng của hóa chất cao lanh để làm chất độn: hóa chất cao lanh kaolin được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm chất độn giấy, nhựa, cao su, hương liệu,…Hóa chất cao lanh Kaolin có tác dụng làm tăng độ rắn, tính đàn hồi, cách điện, độ bền của cao su, tăng độ cứng và giảm giá thành sản phẩm của các chất dẻo như PE, PP, PVC…

     – Trong sản xuất xà phòng : hóa chất cao lanh kaolin có tác dụng đóng rắn, hấp thụ dầu mỡ

     – Trong sản xuất sơn, người ta cũng dùng hóa chất cao lanh để làm tăng độ sệt và gây mờ lớp sơn.

     – Trong các lĩnh vực khác, hóa chất cao lanh kaolin được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng trắng, các chất tráng trong xây dựng, nguyên liệu trong sản xuất nhôm, phèn nhôm, dược, mỹ phẩm, gạch ceramic, luyện kim, chất tẩy trắng dầu mở, sứ cách điện, ….

  • Cao lanh hay còn gọi là Kaolin, đất sét cao lanh là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa, với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác. Trong y học, Cao lanh được sử dụng trong điều trị các bệnh tiêu chảy mức độ nhẹ đến vừa, kiết lỵ và bệnh tả. Ngoài ra, với khả năng hấp thụ dầu nhờn nên cao lanh cũng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp. Cùng Medigo tìm hiểu chi tiết về Cao lanh trong bài viết dưới nhé.

    Thông tin chung

    • Tên gốc: Kaolin
    • Tên thông thường: cao lanh, đất sét cao lanh, light
    • Tên khoa học: hydrated aluminum silicate

    Công dụng của Cao lanh

    • Điều trị tiêu chảy nhẹ đến trung bình, tiêu chảy nặng (kiết lỵ) và dịch tả.
    • Dùng cho các vết thương để giúp ngăn chặn chảy máu. Nó cũng có thể được áp dụng cho da để làm khô hoặc làm mềm da.
    • Điều trị tiêu chảy và làm giảm đau nhức và sưng bên trong miệng do điều trị bức xạ.
    • Sử dụng trong các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm giúp chẩn đoán bệnh.

    Chống chỉ định của Cao lanh

    Chưa có ghi nhận.

    Thân trọng khi dùng Cao lanh

    • Thận trọng dùng ở trẻ em, người lớn tuổi.
    • Đảm bảo cung cấp đủ chất nước.
    • Không hít cao lanh vì có thể gây ra vấn đề về phổi.

    Liều lượng và cách dùng Cao lanh

    Dùng đường uống. Người lớn: Bổ trợ cho liệu pháp bù nước: Có thể dùng đến 24 g mỗi ngày chia làm nhiều lần. Có thể được sử dụng kết hợp với các thuốc chống tiêu chảy khác.

    Tác dụng không mong muốn

    Kaolin có thể gây táo bón khi được sử dụng với lượng rất lớn hàng ngày do có thể gây tắc nghẽn ruột. Đặc biệt ở người già và trẻ em.

    Có thể gây mất cân bằng điện giải do làm tăng mất natri và kali trong phân, đặc biệt ở người già, trẻ em và trong trường hợp tiêu chảy nặng.

    Tương tác với thuốc khác

    Clindamycin (Cleocin) tương tác với Kaolin

    Cao lanh có thể làm giảm tốc độ cơ thể hấp thụ clindamycin (Cleocin), một loại kháng sinh. Nhưng nó có thể không làm giảm lượng clindamycin (Cleocin) được hấp thụ.

    Digoxin (Lanoxin) tương tác với Kaolin

    Kaolin có thể làm giảm sự hấp thu và làm giảm hiệu quả của digoxin (Lanoxin), một loại thuốc chữa bệnh tim. Để tránh tương tác tiềm ẩn, hãy tách riêng liều digoxin (Lanoxin) và kaolin ít nhất hai giờ.

    Quinidine tương tác với Kaolin

    Cao lanh có thể làm giảm sự hấp thu và giảm hiệu quả của quinidine (Quinidex), một loại thuốc chữa bệnh tim. Để tránh tương tác có thể xảy ra, hãy tách liều quinidine (Quinidex) và kaolin ít nhất hai giờ.

    Trimethoprim (Proloprim) tương tác với Kaolin

    Cao lanh có thể làm giảm sự hấp thu và giảm hiệu quả của trimethoprim (Proloprim), một loại kháng sinh. Để tránh tương tác tiềm ẩn, hãy tách riêng liều trimethoprim (Proloprim) và kaolin ít nhất hai giờ.

     

     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *